Chuyên trang dành cho con trai
Bài mới cập nhật
Loading...
Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Bí ẩn xung quanh cuộc đời "Thanh Thiên Bao Đại Nhân"

Bao Thanh Thiên - Chủ nhân Phủ Khai Phong, một vị Quan thanh liêm, chính trực không sợ cường quyền là nỗi khiếm đảm cho bọn ác bá, cường quyền.
Bao Thanh Thiên, tên thật là Bao Chửng (999 – 1062), ngoài ra ông còn được người đời gọi bằng nhiều cái tên khác như  Bao Công, Bao Hắc Tử, Bao Học Sĩ hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063).
Nhân vật Bao Công được đưa vào những bộ phim rất thành công và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, một số tình tiết trong phim lại hoàn toàn khác so với Bao Công thật sự
1. Mặt Bao Công không hề đen và cũng không có vết sẹo hình trăng khuyết trên vầng trán
Ông thậm chí lại trắng trẻo và có phần thư sinh. Tạo hình mặt đen là do ảnh hưởng của Kinh kịch, hát bội. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử. Do đó, mặt Bao Côngđược tô đen để khắc họa bản tính liêm chính của ông.
Tạo hình Bao Công trong nghệ thuật Kinh kịch
Theo truyền thuyết, Bao Công là Văn Khúc Tinh trên trời giáng phàm, nên ban ngày xử án ở dương gian, ban đêm xử án ở âm ty, vầng trăng trên trán chính là để Bao Công ban đêm có thể xử án của oan hồn dưới âm phủ.
Hình ảnh Bao Thanh Thiên trên phim, do diễn viên Kim Siêu Quần thủ vai
2. Bao Công sống với cha mẹ, có 1 vợ, 1 thiếp và hai con trai
Nếu trong phim, ta cảm phục Bao Công sống cả đời một mình, hết lòng chăm lo cho dân chúng thì thực tế, Bao Công có một người vợ họ Đổng và một người thiếp họ Tôn. Ông có một người con trai, lấy vợ họ Thôi. Nhưng chỉ hai năm sau, con trai cũng bỏ đi. Đến năm Bao Công 59 tuổi, người thiếp họ Tôn sinh cho ông người con thứ hai. Đứa con út sau này được chị dâu của ông nuôi dưỡng.
Hình ảnh phác họa Bao Công thật sự
Ngoài ra, Bao Công sống với cha mẹ, chứ không phải là vì sinh ra mặt đen mà bị cha mẹ bỏ đi, do “Tẩu nương” (chị dâu) nuôi nấng, hoàn toàn không giống như xuất thân trong phim.
3. Bao công chỉ giữ chức ở Phủ Khai Phong đúng một năm và không có sự giúp sức của Công Tôn Sách
Bao Công làm quan Phủ Doãn Phủ Khai Phong, ở Phủ Khai Phong xử án chỉ có 1 năm, thời gian còn lại, Bao Công thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Có Ngự Tiền thị vệ Tứ Phẩm Đới đao hộ vệ Triển Chiêu bảo vệ cho Bao Công, nhưng kiểm tra các sử sách thì không có tên của Công Tôn Sách giúp việc cho Bao Công. Do đó, rất có thể nhân vật Công Tôn Sách là hư cấu.
Phủ Khai Phong
Công đường Phủ Khai Phong
Cận cảnh "Long đầu trảm, Hổ đầu trảm, Cẩu đầu trảm" làm bao tên ác bá, cường hào khiếp vía
Xe chở phạm nhân, hình ảnh quen thuộc được tái hiện trên phim ảnh
4. Bao công bị đầu độc và mất sau 13 ngày trúng độc, cái chết của ông vẫn còn nhiều bí ẩn
Năm 1062, ông lâm bệnh và mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi. Điều đáng nói là thời gian từ lúc ông lâm bệnh cho đến khi mất chỉ 13 ngày, nên người ta vẫn cho rằng ông qua đời một phần do thuốc của nhà vua ban cho. Lúc sinh thời, Bao Công từng xử những vụ án vạch mặt bọn thái y nên bị bọn chúng căm ghét. Rất có thể, đây là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của vị quan thanh liêm này. Hoàng đế Tống Nhân Tông đã đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công làm Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư. Ngài còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng tại quê nhà.
Tượng Bao Thanh Thiên
Tuy nhiên, Hiện nay, khu mộ táng Bao Công nằm ở Đại Hưng Tập, ngoại ô phía đông TP Hợp Phì, tỉnh An Huy. Trên mộ chí có ghi về tình trạng qua đời của Bao Công: "Năm Gia Hựu thứ 7, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa".
Như vậy, Bao Công từ lúc phát bệnh đến lúc chết chỉ có 13 ngày, trong thời gian này lại còn sử dụng "thuốc tốt" của vua ban. Chính điều này đã gây ra nhiều tranh luận, nghi vấn nhiều đời qua.
Phủ Khai Phong hiện nay là địa điểm tham quan nổi tiếng của du khách

0 nhận xét:

Đăng nhận xét